Vận dụng Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII của Đảng vào giảng dạy phần học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

Vận dụng Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII của Đảng vào giảng dạy phần học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

    Tác giả bài viết: Tô Hữu Chí - Giảng viên khoa Xây Dựng Đảng

          Trường chính trị với chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.
          Vận dụng Nghị quyết của Đảng vào giảng dạy ở trường chính trị nói chung và phần học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu giảng dạy lý luận chính trị và thực tiễn trong tình hình mới. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu giảng dạy lý luận chính trị trong tình hình mới, giảng viên không chỉ có kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy hiện đại mà còn biết vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào từng nội dung bài giảng cho phù hợp, từ đó gắn lý luận với thực tiễn và định hướng chính trị cho người học. Điều này cũng đòi hỏi giảng viên cần vận dụng nội dung của Nghị quyết vào từng bài giảng.
          Đối với, phần học, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gồm 6 bài, giới thiệu những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nước ta, bao gồm: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.
    Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội; xác định rõ những thành viên quan trọng của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, khẳng định vị trí của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. Qua đó các tổ chức chính trị - xã hội được quy tụ, tập hợp trong MTTQVN thể hiện rõ tính chất: “Tổ chức liên minh chính trị, dân chủ tự nguyện” trong xã hội Việt Nam. Thể hiện tính độc lập tương đối của các tổ chức chính trị - xã hội. tính tự nguyện để thấy rõ bản chất và quan điểm phát triển đoàn viên, hội viên của các tổ chức; bảo đảm tập hợp được đông đảo quần chúng, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên
          Hoạt động Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng thiết thực. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được mở rộng và có hiệu quả hơn, nhất là ở xã, phường. Công tác  dân tộc, tôn giáo, vận động người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tốt vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực...; cùng nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần tích cực vào những thành tựu của đất nước.
          Tuy nhiên, hoạt động Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều nơi còn mang tính hành chính, hình thức. Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm. Công tcá tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút nhân dân tham gia các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội chưa sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở.
          Như vậy, với nhìn nhận dưới góc độ định hướng chính trị của hệ thống chính trị thì Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII với tinh thần của các Nghị quyết số 18, 19, 20,21 đều tác động đến phần học Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt trong đó nội dung cốt lõi của các Nghị quyết đã định hướng cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức có mục tiêu như: Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, BCH Trung ương khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
    Vậy, để vận dụng Nghị quyết vào giảng dạy phần học, cần tập trung vào một số vấn đề sau:
          Thứ nhất,, Xác định rõ vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát huy những giá trị cao đẹp, trường tồn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh là lực lượng tiên phong trong lĩnh vực  này, việc tổ chức nghiên cứu nghị quyết của đại hội phải được thực hiện một cách hệ thống, bài bản, sâu sắc, toàn diện để vận dụng vào các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm. Không chỉ tập trung nghiên cứu sâu về nội dung của nghị quyết mà còn tổ chức nghiên cứu cách thức vận dụng nội dung, kết quả nghiên cứu vào các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. 
          Thứ hai, bám sát định hướng chỉ đạo trong các Nghị quyết để triển khai đến người học bằng việc kiểm tra lại nhận thức của học viên, bởi đa số học viên đã được nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của của cán bộ, công chức, viên chức là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để mỗi cán bộ, đảng viên đều nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết của Đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận cao trong nhân dân. Do đó, quá trình giảng dạy giảng viên sử dụng phương pháp pháp vấn, kiểm tra lại kiến thức của học viên đã được quán triệt và vận dụng, triển khai Nghị quyết như thế nào.
          Thứ ba, Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực giảng viên lý luận chính trị đặc biệt đối phần học này mang tính thực tiễn rất cao do đó, giảng viên phải tự giác học tập, nghiên cứu, cập nhật, bổ sung những nội dung của Nghị quyết vào từng bài giảng cụ thể, như vậ  mơi có khẳ năng truyền thụ đường lối, quan điểm của Đảng đến người học, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và biến quan điểm, đường lối thành hành động cách mạng cụ thể, góp phần củng cố niềm tinvững chắc đấu tranh làm thất bại luận điệu, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Trên cơ sở đó, việc vận dụng những nội dung của các Nghị quyết mới thực sự thuyết phục, sát với tình hình thực tế ở mỗi địa phương đơn.
          Thứ tư, Kỹ năng lồng ghép nội dung Nghị quyết vào các chuyên đề giảng dạy, thảo luận, với tinh thần trao đổi, góp ý làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về những chủ trương, đường lối chỉ đạo của Nghị quyết qua đó đề xuất các giải pháp, cách thức vận dụng nghị quyết vào thực tiễn lĩnh vực công tác của mình làm rõ những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi, của Nghị quyết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc phân tích, giảng giải lấy ví dụ để học viên hiểu đúng, nắm rõ kiến thức bài học, giảng viên còn phải phân tích, so sánh, đánh giá để làm nổi bật giá trị bền vững về mặt lý luận và thực tiễn
    Giảng dạy lý luận chính trị là một nhiệm vụ trọng tâm tại Trường Chính trị nói chung và đối với phần học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng để thực hiện vận dụng nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII, có ý nghĩa trực tiếp đến học viên tại các đơn vị cơ sở. Nhằm củng cố sự đoàn kết, thống nhất về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ là gắn giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, vận dụng Nghị quyết vào phần học này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với những giải pháp đồng bộ và sáng tạo thì những tư tưởng cơ bản, quan điểm chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới của nghị quyết, được thấm nhuần và vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy ở phần học này, là góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên  Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Tham gia tổng kết thực tiễn là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trường chính trị cấp tỉnh). Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, nêu rõ: “Trường chính trị cấp tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương”. Tổng kết thực tiễn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tư vấn cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoạch định chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    Đặng Thanh Long Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT tỉnh Kon Tum “Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt, Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên Có giang sơn, thì sĩ đã có tên, Từ Chu, Hán, vốn sĩ này là quý”
    zalo
    Hotline