Một số trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy lịch sử Đảng ở Trường Chính trị Kon Tum

Một số trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy lịch sử Đảng ở Trường Chính trị Kon Tum

    Nguồn tin: Nguyễn Thị Hiền- Khoa Xây dựng Đảng:

    Giáo dục lý luận chính trị và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ chính của các Trường Chính trị hiện nay. Trong số các phần học của chương trình Trung cấp lý luận chính trị, phần II-Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhận thức và hành động cách mạng cho học viên, đáp ứng mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Thông qua giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giúp giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành của học viên với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hình chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp. Việc nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, về lòng tự hào đối với Đảng và đối với dân tộc Việt Nam; đồng thời còn có tác dụng bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, thôi thúc ở người học ý thức biết noi gương những người đã đi trước để bảo vệ và phát triển những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã giành được, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

              Với ý nghĩa quan trọng đó, trường Chính trị tỉnh Kon Tum đã coi trọng đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá giảng viên lý luận chính trị trong đó có đội ngũ giảng viên giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù của môn, khối lượng kiến thức trong một bài lớn, sự kiện nhiều, dàn trải trong khi đó thời lượng giảng hạn chế. Đối tượng học viên là cán bộ ở cơ sở, đa số vừa  học vừa  làm nên ít có thời gian nghiên cứu trước tài liệu ở nhà, vì vậy có phần bị động trong quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp, nên đã làm hạn chế hiệu quả trong công tác dạy và học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng với lòng yêu nghề, sự tâm huyết các giảng viên được phân công giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của trường Chính trị tỉnh Kon Tum đã ra sức nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy để đạt kết quả cao nhất. Kết quả học tập của học viên đã phần nào phản ánh cho những nỗ lực của đội ngũ giảng viên của nhà trường. Hầu hết học viên đều có nhận thức tốt, điểm  bình quân đạt yêu cầu khá, giỏi cao, không có học viên phải thi lại, học lại Phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

              Từ thực tế giảng dạy lịch sử Đảng ở trường Chính trị tỉnh Kon Tum, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ giảng viên cần phải có kế hoạch bài giảng và phương pháp lên lớp phù hợp. Thông thường một bài học Lịch sử Đảng đều phải chấp nhận sức nặng của bối cảnh lịch sử, nội dung sự kiện, diễn biến tiến trình lịch sử cũng như là nội dung văn kiện, đường lối và kết quả của sự kiện, đường lối đó. Do đó, cần bám sát sự vận động trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta để liên hệ trong các nội dung của bài học. Đồng thời người giảng viên cần tránh việc sử dụng các tài liệu không chính thống, chưa được kiểm chứng để truyền đạt đến học viên.

              Bên cạnh đó, đòi hỏi người dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể mới lý giải được tính sáng tạo cách mạng trong đường lối, chủ trương của Đảng, cũng như làm rõ được cơ sở phương pháp luận của hoạt động lý luận của Đảng trong quá trình nghiên cứu để hoạch định những đường lối, chủ trương. Đồng thời cần vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học lịch sử nói chung, như các phương pháp lịch sử và logic,  phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hóa và trừu tượng hóa...trong đó quan trọng nhất là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để khôi phục được bức tranh chân thực của lịch sử, từ những sự kiện khô khan phải rút ra được bài học kinh nghiệm và quy luật lịch sử để làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Tái hiện và hiểu biết tri thức lịch sử Đảng là cần thiết nhưng chưa đủ. Giảng dạy và học tập lịch sử Đảng còn nhằm hiểu rõ những kinh nghiệm, những bài học quý giá trong sự lãnh đạo của Đảng được tổng kết từ thực tiễn lịch sử.

              Trong giảng dạy lịch sử Đảng cần phải tránh việc tập trung  trình bày sự kiện khiến bài giảng xơ cứng, thiếu tính thuyết phục, hoặc  coi nhẹ trình bày các sự kiện lịch sử hoặc hiểu các sự kiện lịch sử chưa thật sâu sắc và chính xác, nặng về khái quát, kết luận có sẵn trong sách giáo khoa làm cho bài học ít tính hấp dẫn, sinh động. Như vậy, sự kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp lịch sử và phương pháp logic là tuyệt đối cần thiết trong cả dạy và học lịch sử Đảng.

              Đồng thời cần tôn trọng thực tiễn khách quan, tránh việc "bôi đen" hoặc "tô hồng" lịch sử. Bên cạnh việc trình bày, phân tích các thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng đồng thời cũng phải làm rõ cả những thiếu sót thậm chí sai lầm trong lãnh đạo của Đảng, trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Từ đó rút ra nghiệm quý giá về sự lãnh đạo của Đảng.        

              Điều quan trọng là người dạy và cả người học phải luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của phần học để tích cực hợp tác trong quá trình giảng dạy, biến những sự kiện khô cứng thành những giá trị thực tiễn. Mục tiêu mà đội ngũ giảng viên giảng dạy Phần II- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Trường Chính trị tỉnh Kon Tum luôn hướng tới là đào tạo đội ngũ cán bộ có lòng yêu nước nồng nàn, có niềm tự hào và tin tưởng sâu sắc vào vai trò lãnh đạo của Đảng, có ý thức chính trị và tinh thần đấu tranh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng.  Chính vì vậy các giảng viên của Trường nói chung và Khoa Xây dựng Đảng nói riêng đang ra sức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ lý luận chính trị, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm mang đến cho các học viên những bài học có tính thực tiễn cao, giúp họ trở thành những cán bộ cách mạng chân chính góp sức xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức của thời đại./.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên  Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Tham gia tổng kết thực tiễn là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trường chính trị cấp tỉnh). Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, nêu rõ: “Trường chính trị cấp tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương”. Tổng kết thực tiễn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tư vấn cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoạch định chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    Đặng Thanh Long Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT tỉnh Kon Tum “Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt, Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên Có giang sơn, thì sĩ đã có tên, Từ Chu, Hán, vốn sĩ này là quý”
    zalo
    Hotline