Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- nhìn từ thực tiễn

Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- nhìn từ thực tiễn

    Nguồn tin: Nguyễn Thị Hiền- Khoa Xây dựng Đảng:

               Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác.

              Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học -  công nghệ, để đất nước phát triển bền vững ...cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

              Để đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay của giáo dục nói chung và của hệ thống các trường Chính trị nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học giúp cho các trường Chính trị nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

              Thời đại chúng ta là thời đại của sự phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ. Các cuộc cách mạng trên các lĩnh vực: tin học, truyền thông, công nghệ… không chỉ làm thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ đến phương pháp giảng dạy. Dưới ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học, nhiều phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại xuất hiện. Việc sử dụng các phương tiện như: Hệ thống nghe nhìn, internet… trong quá trình đào tạo đòi hỏi phải đổi mới cách dạy, cách học ở các trường Chính trị.

              Thực tiễn giảng dạy tại các trường Chính trị cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học thật không dễ dàng vì khối lượng kiến thức lớn mà thời lượng giảng hạn chế. Đối tượng học viên là cán bộ ở cơ sở, đa số vừa học vừa làm, ít có thời gian nghiên cứu trước tài liệu, vì vậy có phần bị động trong quá trình tham gia các hoạt động của phương pháp dạy học tích cực. Trong khi đó, trang thiết bị phục vụ cho áp dụng phương pháp dạy học tích cực chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Số học viên trong một lớp đông cũng là trở ngại cho việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

              Phương pháp dạy học tích cực là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, coi trọng việc nâng cao khả năng cho người học; nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của người học, từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.  Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học nhưng không có nghĩa là vai trò của người thầy sẽ lu mờ. Trái lại để thực sự đóng vai trò là người tổ chức thực hiện, hướng dẫn học viên trong hoạt động học tập yêu cầu người giảng viên không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên cơ sở đó người giảng viên có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến người học một cách tự nhiên, sinh động và hứng thú.

              Để học viên tiếp thu tốt kiến thức, kỹ năng và tự tin trong tham gia phát biểu, đối thoại, đòi hỏi giảng viên cần phải tạo cho lớp học một không khí học tập thoải mái thân thiện và không căng thẳng, mà vẫn không mất đi tính nghiêm túc của nó, đồng thời phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Muốn vậy, các trường Chính trị phải kiên trì tổ chức hướng dẫn giảng viên thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại, trang bị các điều kiện, phương tiện phục vụ giảng viên đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức cho giảng viên cập nhật phương pháp dạy học mới.

              Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi phải có những tài liệu dạy-học mới. Những tài liệu này phải khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của người học; kết cấu chương trình phải hợp lý sao cho người học phải có quỹ thời gian để đọc và nghiên cứu các tài liệu; lớp học phải bố trí số lượng học viên vừa phải. Nếu số lượng học viên đông thì khó có thể giảng dạy theo phương pháp mới một cách hiệu quả.

              Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, hoạt động dạy và hoạt động học có tính độc lập tương đối nhưng là hai mặt của một quá trình, người giảng viên truyền đạt kiến thức, kỹ năng; học viên tiếp nhận kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm gắn phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Một số giải pháp đẩy mạnh công tác lập hồ sơ công việc trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ở tỉnh Kon Tum

    Một số giải pháp đẩy mạnh công tác lập hồ sơ công việc trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ở tỉnh Kon Tum

    Một số giải pháp đẩy mạnh công tác lập hồ sơ công việc trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ở tỉnh Kon Tum
    Xây dựng văn hóa Trường Đảng góp phần xây dựng Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đạt chuẩn

    Xây dựng văn hóa Trường Đảng góp phần xây dựng Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đạt chuẩn

          Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[1]. Qua định nghĩa này cũng cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn hóa là phương thức tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
    Những kết quả bước đầu trong thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09-02-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Những kết quả bước đầu trong thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09-02-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

     Ngày 09-02-2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới (Chỉ thị 23-CT/TW ). Quán triệt những quan điểm, mục tiêu nêu ra trong Chỉ thị 23-CT/TW, triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị của cấp ủy các cấp, phát huy vị trí, vai trò của mình, những năm qua Đảng bộ và đơn vị Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư.
    Căn cứ địa cách mạng ở Kon Tum với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn

    Căn cứ địa cách mạng ở Kon Tum với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn

    Căn cứ địa cách mạng ở Kon Tum với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn
    zalo
    Hotline