Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum

Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Tác giả bài viết: ThS. Nguyễn Thị Hiền - Khoa Xây dựng Đảng

              Trường Chính trị tỉnh Kon Tum thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cho hệ thống chính trị cấp cơ sở và tương đương của tỉnh. Cùng với hoạt động giảng dạy thì nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu của giảng viên.
              Đây là hai hoạt động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học vừa củng cố được kiến thức chuyên môn vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn những kiến thức từ chuyên ngành khác. Vì khi tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp giảng viên lựa chon thông tin, kiến thức, bổ sung thêm lượng kiến thức mới để hoàn thiện những kiến thức của chính mình.

              Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng được vốn kiến thức của mình và vận dụng những kiến thức lý luận ấy vào trong thực tiễn giảng dạy. Đồng thời nghiên cứu khoa học còn giúp cho người giảng viên có được phong cách và phương pháp làm việc khoa học, đặt các vấn đề trong một khung tác động đa chiều với cách nhìn khách quan, chính xác.

              Bên cạnh đó, thông quan nghiên cứu khoa học còn giúp cho giảng viên rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, tồng hợp, so sánh, đánh giá, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm....với nhiều hình thức nghiên cứu khác nhau như: viết tham luận,viết bài cho trang Website của trường, viết bài cho các hội thảo, viết bài Nội san (thông tin lý luận và thực tiễn) làm đề tài nghiên cứu khoa học.

              Tham gia nghiên cứu khoa học còn giúp giảng viên tìm hiểu, cập nhật những thông tin, kiến thức mới, bổ trợ cho bài giảng của mình sinh động hơn, làm cho bài giảng có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn. Bởi vì, để có một bài giảng hay buộc giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững, tầm hiểu biết rộng. Muốn vậy, giảng viên phải tự học, không ngừng nghiên cứu tìm tòi kiến thức bằng nhiều hoạt động trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giảng viên sẽ thấy được những hạn chế, những "lỗ hổng" trong kiến thức của mình để kịp thời bổ sung, cập nhật. Nghiên cứu khoa học sẽ làm cho giảng viên nhất là giảng viên trẻ trưởng thành nhanh chóng góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

              Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đã được lãnh đạo Nhà trường xác định là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Chính vì vậy, Đảng ủy và Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, quan tâm sâu sát đến công tác nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã có những chuyển biến bước đầu và khởi sắc.

              Với đội ngũ 19 giảng viên, 8 giảng viên chính, 1 giảng viên cao cấp, trong đó có 02 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 5 giảng viên đang theo học thạc sĩ, 6 cử nhân, đây là đội ngũ có đủ năng lực chuyên môn để tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum chưa tương xứng với năng lực và yêu cầu của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Một năm Nhà trường chỉ  thực hiện được 2-3 đề tài nghiên cứu khoa học là một sự lãng phí lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thu hút được nhiều giảng viên tham gia, các bài viết chủ yếu là vì trách nhiệm, mang tính đối phó. Giảng viên còn ngại tham gia nghiên cứu khoa học nên chưa chú tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học mà chỉ quan tâm và dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy.

              Xuất phát từ vài trò của công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn tại trường Chính trị tỉnh Kon Tum trong việc nghiên cứu khoa học, cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

              Thứ nhất, giảng viên cần đổi mới cả về nhận thức, tư duy và phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì, nghiên cứu khoa học là một việc không dễ dàng, đòi hỏi sự đầu tư và phương pháp làm việc nghiêm túc. Nghiên cứu khoa học để trang bị thêm kiến thức phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, nên giảng viên cần tiến hành với tinh thần tự giác, và sự đam mê.

              Thứ hai, Nhà trường cần có các biện pháp nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, như cần có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể có thành tích trong nghiên cứu khoa học nhằm tạo động lực và kích thích tính tích cực tự giác của giảng viên đối với công tác nghiên cứu khoa học.

              Thứ ba, cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài nguồn từ kinh phí từ ngân sách, Nhà trường cần trích lập một phần kinh phí từ các lớp ngoài kế hoạch để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

              Thứ tư, cụ thể hóa Quy chế Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường chính trị  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho phù hợp  theo hướng đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên  Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Tham gia tổng kết thực tiễn là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trường chính trị cấp tỉnh). Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, nêu rõ: “Trường chính trị cấp tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương”. Tổng kết thực tiễn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tư vấn cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoạch định chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    Đặng Thanh Long Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT tỉnh Kon Tum “Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt, Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên Có giang sơn, thì sĩ đã có tên, Từ Chu, Hán, vốn sĩ này là quý”
    SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

    SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

    ThS. Lê Thị Minh Phượng - GV Khoa Lý luận cơ sở Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) khẳng định: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…” là một trong những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng, chính trị. Đề cập đến nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng, văn kiện Đại hội XIII cũng nhấn mạnh cần phải: “nâng cao chất lượng tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” . Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả chất lượng giảng dạy các học phần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chương trình Trung cấp lý luận chính trị tại các trường chính trị tỉnh là nội dung cấp thiết. Điều đó xuất phát từ những lý do sau:
    Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay

    Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay

    Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay
    zalo
    Hotline