Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum

Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Tác giả bài viết: ThS. Nguyễn Thị Hiền - Khoa Xây dựng Đảng

              Trường Chính trị tỉnh Kon Tum thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cho hệ thống chính trị cấp cơ sở và tương đương của tỉnh. Cùng với hoạt động giảng dạy thì nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu của giảng viên.
              Đây là hai hoạt động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học vừa củng cố được kiến thức chuyên môn vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn những kiến thức từ chuyên ngành khác. Vì khi tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp giảng viên lựa chon thông tin, kiến thức, bổ sung thêm lượng kiến thức mới để hoàn thiện những kiến thức của chính mình.

              Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng được vốn kiến thức của mình và vận dụng những kiến thức lý luận ấy vào trong thực tiễn giảng dạy. Đồng thời nghiên cứu khoa học còn giúp cho người giảng viên có được phong cách và phương pháp làm việc khoa học, đặt các vấn đề trong một khung tác động đa chiều với cách nhìn khách quan, chính xác.

              Bên cạnh đó, thông quan nghiên cứu khoa học còn giúp cho giảng viên rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, tồng hợp, so sánh, đánh giá, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm....với nhiều hình thức nghiên cứu khác nhau như: viết tham luận,viết bài cho trang Website của trường, viết bài cho các hội thảo, viết bài Nội san (thông tin lý luận và thực tiễn) làm đề tài nghiên cứu khoa học.

              Tham gia nghiên cứu khoa học còn giúp giảng viên tìm hiểu, cập nhật những thông tin, kiến thức mới, bổ trợ cho bài giảng của mình sinh động hơn, làm cho bài giảng có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn. Bởi vì, để có một bài giảng hay buộc giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững, tầm hiểu biết rộng. Muốn vậy, giảng viên phải tự học, không ngừng nghiên cứu tìm tòi kiến thức bằng nhiều hoạt động trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giảng viên sẽ thấy được những hạn chế, những "lỗ hổng" trong kiến thức của mình để kịp thời bổ sung, cập nhật. Nghiên cứu khoa học sẽ làm cho giảng viên nhất là giảng viên trẻ trưởng thành nhanh chóng góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

              Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đã được lãnh đạo Nhà trường xác định là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Chính vì vậy, Đảng ủy và Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, quan tâm sâu sát đến công tác nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã có những chuyển biến bước đầu và khởi sắc.

              Với đội ngũ 19 giảng viên, 8 giảng viên chính, 1 giảng viên cao cấp, trong đó có 02 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 5 giảng viên đang theo học thạc sĩ, 6 cử nhân, đây là đội ngũ có đủ năng lực chuyên môn để tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum chưa tương xứng với năng lực và yêu cầu của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Một năm Nhà trường chỉ  thực hiện được 2-3 đề tài nghiên cứu khoa học là một sự lãng phí lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thu hút được nhiều giảng viên tham gia, các bài viết chủ yếu là vì trách nhiệm, mang tính đối phó. Giảng viên còn ngại tham gia nghiên cứu khoa học nên chưa chú tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học mà chỉ quan tâm và dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy.

              Xuất phát từ vài trò của công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn tại trường Chính trị tỉnh Kon Tum trong việc nghiên cứu khoa học, cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

              Thứ nhất, giảng viên cần đổi mới cả về nhận thức, tư duy và phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì, nghiên cứu khoa học là một việc không dễ dàng, đòi hỏi sự đầu tư và phương pháp làm việc nghiêm túc. Nghiên cứu khoa học để trang bị thêm kiến thức phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, nên giảng viên cần tiến hành với tinh thần tự giác, và sự đam mê.

              Thứ hai, Nhà trường cần có các biện pháp nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, như cần có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể có thành tích trong nghiên cứu khoa học nhằm tạo động lực và kích thích tính tích cực tự giác của giảng viên đối với công tác nghiên cứu khoa học.

              Thứ ba, cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài nguồn từ kinh phí từ ngân sách, Nhà trường cần trích lập một phần kinh phí từ các lớp ngoài kế hoạch để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

              Thứ tư, cụ thể hóa Quy chế Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường chính trị  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho phù hợp  theo hướng đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Vai trò của Lênin trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học

    Vai trò của Lênin trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học

    Thời Ph.Ăngghen còn sống (trước 1895) Quốc tế II – Quốc tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) hoạt động rất hiệu quả: đã thúcđẩy phong trào công nhân ở nhiều nước phát triển, đấu tranh chống lại những biểu hiện cơ hội trong phong trào công nhân. Nhưng sau năm 1895, khi Ph.Ăngghen mất Quốc tế II phân biệt sâu sắc thành Quốc tế hai rưỡi với nhiều phe phái; phái hữu do Becstanh đứng đầu công khai phẩn đối lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH), phái tả do Lênin đứng đầu bảo vệ, ủng hộ - phát triển CNXHKH; đặc biệt nguy hiểm là phái giữa Causki ngụy trang núp bóng chủ nghĩa Mác hòng bóp chết chủ nghĩa Mác. Tình hình đó yêu cầu đặt ra cần bảo vệ phát triển CNXHKH.
    Huyện Kon Plông xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW

    Huyện Kon Plông xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW

    Ngày 09/6/2014, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (viết tắt là Nghị quyết 33) với mục tiêu cao nhất là nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện
    Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng phong cách cán bộ trường Đảng trung thành, sáng tạo, cống hiến vì sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu lý luận chính trị

    Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng phong cách cán bộ trường Đảng trung thành, sáng tạo, cống hiến vì sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu lý luận chính trị

    Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng phong cách cán bộ trường Đảng trung thành, sáng tạo, cống hiến vì sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu lý luận chính trị
    Công tác đảng viên của Đảng bộ huyện Kon Plông

    Công tác đảng viên của Đảng bộ huyện Kon Plông

    Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn khẳng định công tác đảng viên là một công tác quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là công việc thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của Đảng, có tác dụng chi phối đến các công tác khác trong xây dựng Đảng, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác đảng viên, trong những năm qua, cùng với việc thực hiện vai trò lãnh đạo, Đảng bộ huyện Kon Plông luôn quan tâm công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác đảng viên, nhờ đó công tác đảng viên của Đảng bộ huyện đã đạt nhiều kết quả tích cực:
    zalo
    Hotline