QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢNG CẦM QUYỀN

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢNG CẦM QUYỀN

     Đảng cầm quyền đồng nghĩa với việc đảng nắm giữ chính quyền. Kế thừa và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta đã nêu lên những quan điểm, tư tưởng về đảng cầm quyền; những thành tựu nổi bật về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới bắt nguồn từ việc nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo tư tưởng, quan điểm của Người trong thực tiễn.

              Theo Đại tự điển Tiếng Việt, cầm quyền có nghĩa là nắm giữ chính quyền. Như vậy, đảng cầm quyền đồng nghĩa với đảng nắm giữ chính quyền. Sinh thời, C. Mác, Ph. Ăngghen đã từng quan tâm đến vấn đề đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản cầm quyền. Tuy nhiên, vào thời đại của các ông, trên thực tế, giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền và do đó, chưa thể thành lập nhà nước của giai cấp vô sản. Nhưng qua thực tiễn Công xã Pari 1871, cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lật đổ chính quyền tư sản, tuy chỉ tồn tại 72 ngày (18/3/1871 - 28/5/1871), đã để lại nhiều bài học sâu sắc đối với giai cấp cần lao và phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế. Từ sự kiện lịch sử Công xã Pari 1871, C. Mác, Ph. Ăngghen đã đưa ra một số tư tưởng chủ yếu về Đảng Cộng sản cầm quyền, bao gồm: hình thức, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa; vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo cải tạo xã hội cũ và quản lý xã hội; tiêu chuẩn, lựa chọn, quản lý, bãi miễn cán bộ, chế độ đãi ngộ cán bộ của Đảng Cộng sản cầm quyền.... Trên cơ sở đó, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định sự cần thiết phải thành lập đảng chính trị của giai cấp vô sản và nhấn mạnh vai trò các đảng chính trị của giai cấp vô sản là phải giành và giữ được quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội.

              Kế thừa, phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, từ thực tiễn phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga năm 2017, V.I. Lênin đã xây dựng lý luận đảng kểu mới. Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân phải là một đảng tiên phong về lý luận. "Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng"[1] ; và "...chỉ đảng nào đượcmột lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong"2[2].  Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng vô sản kiểu mới, V.I.Lênin khẳng định đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quan hệ mật thiết với nhân dân. ,V.I.Lênin cho rằng đó là những nguyên tắc "tuyệt đối cần thiết cho hết thảy mọi chính đảng sống và đầy sức sống"[3]. Theo V.I. Lênin, muốn phục vụ quần chúng và đại biểu cho lợi ích của họ, thì Đảng phải tiến hành toàn bộ hoạt động của mình trong quần chúng, phải kiểm tra trên mỗi bước đi một cách cẩn thận và khách quan, xem mối liên hệ với quần chúng có được giữ vững không, mối liên hệ đó có mật thiết không.

              Khi trở thành đảng cầm quyền, V.I. Lênin cho rằng vấn đề quan trọng trước hết là phải thay đổi cách lãnh đạo, phải phân định chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng với chức năng, nhiệm vụ quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng việc đề ra các chủ trương, đường lối, cương lĩnh, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; Đảng sẽ lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong bộ máy nhà nước. Chỉ có thông qua đội ngũ đảng viên của Đảng cầm quyền trong bộ máy nhà nước, mọi hoạt động của Nhà nước mới bảo đảm theo đúng mục tiêu cả Đảng đã vạch ra. Những cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhà nước phải hoạt động làm sao để bảo đảm vừa với tư cách là người đại diện cho Đảng, vừa với tư cách là người đại biểu của dân, tức người đại diện cho chính quyền. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng công tác kiểm tra; thông qua công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Theo V.I. Lênin, để vận động, lôi cuốn quần chúng nhân dân,  Đảng cần phải lấy những thực tế sinh động, những tấm gương điển hình trong cuộc sống mà thuyết phục.

              Kế thừa và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta đã từng khẳng định rằng, muốn làm cách mạng trước hết phải có đảng cách mạng, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, mục tiêu đấu tranh của Đảng là lãnh đạo Nhân dân giành lấy chính quyền, trở thành Dảng cầm quyền. Và khi trở thành Đảng cầm quyền, mục đích,tôn chỉ của Đảng là "tận tâm", "tận lực", "phụng sự" và "trung thành với lợi ích dân tộc Việt Nam". Trở thành Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách, các định hướng về chủ trương công tác; bằng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng lựa chọn, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực vào trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền theo đúng quy trình, thủ tục và pháp luật của Nhà nước. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phát luật, liên hệ mật thiết với Nhân dân và luôn chịu giám sát của Nhân dân. Là lực lượng duy nhất cầm quyền, Đảng chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước Nhân dân về bảo vệ toàn vẹn độc lập dân tộc, về phát triển của đất nước, về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”[4]. "Mỗi cán bộ, đảng viên "đều là công bộc của dân, nghĩa là gánh việc chung cho dân..."[5]

              Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền. Thứ nhất, Người cho rằng: xây dựng Đảng là yêu cầu tất yếu, thường xuyên để Đảng tồn tại và phát triển, "...vì điều kiện khó khăn, mà số đông cán bộ và đảng viên chưa được huấn luyện hẳn hoi cho nên tư tưởng và trình độ chính trị còn thấp kém và lệch lạc...không nắm vững chính sách;...không phân biệt rõ ràng bạn và địch, bệnh quan lêu, công thần và nạn tham ô hủ hóa khá nặng.v.v.”[6]. Trong Di chúc Người căn dặn: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải gữi gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”[7]. Thứ hai, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Theo Người, "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt...Đảng mà không có chr nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam", "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin"[8]. Thứ ba, theo Chủ tịch  Hồ Chí Minh, Đảng muốn vững mạnh, phải thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, bao gồm (1) Nguyên tắc tập trung, dân chủ, "Nghĩa là: có đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương"; dân chủ luôn gắn liền với tập trung, "chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý"[9]. (2) Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, "Vì sao cần phải tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người...Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó...Mà có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm", "Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho 1 người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chay"[10]. (3) Nguyên tắc tự phê bình và phê bình, "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính"[11]; vì vậy thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tôt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kêt và thống nhất trong Đảng. (4) Kỷ luật nghiêm minh, tự giác, nếu không có kỷ luật, Đảng xệch xạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bê trễ, sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ và đảng viên. (5) Đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, với sự đoàn kết nhất trí của Đảng, của chính phủ và của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn ddeerddi đến thắng lợi hoàn toàn. Thứ tư, phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với Nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng không phải từ trên trời sa xuống, nó ở trong xã hội mà ra: “Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động”[12], “Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”[13].  Do đó, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có mối quan hệ gắn bó tự nhiên. Đảng phải dựa vào Nhân dân để lãnh đạo Nhân dân, làm cho Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh đã ví mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân giống như quan hệ giữa người chèo (Nhân dân) với người cầm lái (Đảng) con thuyền cách mạng. Nếu người chèo ủng hộ người cầm lái là thành công. Ngược lại, người chèo không ủng hộ, không tuân thủ người lái hoặc mỗi người mỗi ngả thì quá trình lãnh đạo của Đảng sẽ thất bại. Người yêu cầu phải giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng nghe ý kiến của dân chúng. Đảng viên phải lắng nghe ý kiến của quần chúng, biến những ý kiến tích cực thành chủ trương, quan điểm, chỉ đạo quần chúng, nhưng không phải dân chúng nói gì cũng cứ nhắm mắt làm theo. Vì, mỗi việc làm của người đảng viên không phải để “mỵ dân”, mà phải hướng đến và đạt được mục tiêu đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên hết. Mặt khác, để đường lối của Đảng thực sự được chuyển hóa vào trong thực tiễn cuộc sống thì đòi hỏi Nhân dân cũng cần phải phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm công dân trong việc đóng góp, phê bình, kiểm tra, giám sát công việc, hành vi của cán bộ, đảng viên. Làm được như vậy, cán bộ, đảng viên mới tránh được khuyết điểm, sai lầm và mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân ngày càng thêm bền chặt. Thứ năm, Đảng phải quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, có đời sống vật chất tinh thần lành mạnh, trước hết, phải là người có lập trường kiên định, vững vàng trước mọi thử thách, luôn nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Là người biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, biết tôn trọng quyền làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân. Họ là những người có ý thức tổ chức kỷ luật, nói đi đôi với làm, có ý thức phê bình và tự phê bình, tác phong giản dị, lối sống trong sạch, lành mạnh. Trong cuộc sống gia đình, họ là những người biết lo toan, tổ chức một gia đình hạnh phúc.

              Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được biểu hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ theo cương vị, chức trách được phân công, giữ gìn kỷ luật; luôn đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên lợi ích cá nhân mình; hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Họ là những người luôn vì Đảng, vì Nhân dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng, cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ. 

              Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. những thành tựu nổi bật về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới bắt nguồn từ việc nhận thức đúng đắn và vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền trong thực tiễn. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc hơn giá trị nền tảng của tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nắm bắt đầy đủ những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra những vấn đề cốt lõi và những điểm mới mang tính đột phá trong công tác xây dựng Đảng. Theo đó, từ đường lối, chủ trương và quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, cần quán triệt một cách đầy đủ và khoa học, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực trong công việc, trong sinh hoạt, trong ứng xử với Nhân dân. Có như vậy, Đảng ta mới phát huy tốt vai trò là cầu nối đưa quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm sâu vào cuộc sống; qua đó, tiếp tục khẳng định và vận dụng sáng tạo, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng đáp ứng yêu cầu mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đang đặt ra hiện nay./.

                                                                                                              Ths. Mai Văn Bay - Nguyên Trưởng Khoa Xây dựng Đảng

     

    1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1975,t,6,tr,30.

    [2] . V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1975,t,6,tr,32)

    [3] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1979,t,10,tr,395

    [4] . Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t6, tr. 432

    [5]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t4, tr. 64-65

    [6] . Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t,7, tr. 414-415

    [7]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t,15, tr. 622

    [8]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t,2, tr. 289

     

    [9]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t,10, tr. 378

    [10]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t,5, tr. 619

    [11]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t,5, tr. 301

    [12] Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 5. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 400

    [13] Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 6. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 232

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Xây dựng văn hóa Trường Đảng góp phần xây dựng Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đạt chuẩn

    Xây dựng văn hóa Trường Đảng góp phần xây dựng Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đạt chuẩn

          Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[1]. Qua định nghĩa này cũng cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn hóa là phương thức tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
    Những kết quả bước đầu trong thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09-02-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Những kết quả bước đầu trong thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09-02-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

     Ngày 09-02-2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới (Chỉ thị 23-CT/TW ). Quán triệt những quan điểm, mục tiêu nêu ra trong Chỉ thị 23-CT/TW, triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị của cấp ủy các cấp, phát huy vị trí, vai trò của mình, những năm qua Đảng bộ và đơn vị Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư.
    Căn cứ địa cách mạng ở Kon Tum với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn

    Căn cứ địa cách mạng ở Kon Tum với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn

    Căn cứ địa cách mạng ở Kon Tum với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn
    Một số trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy lịch sử Đảng ở Trường Chính trị Kon Tum

    Một số trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy lịch sử Đảng ở Trường Chính trị Kon Tum

    Một số trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy lịch sử Đảng ở Trường Chính trị Kon Tum
    zalo
    Hotline