Một số vấn đề trọng tâm được đúc kết tại hội thảo khoa học cấp tỉnh “Đẩy mạnh cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum”

Một số vấn đề trọng tâm được đúc kết tại hội thảo khoa học cấp tỉnh “Đẩy mạnh cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum”

    Nguồn tin: ThS. Phạm Thị Hoa - Phó Trưởng phòng QLĐT&NCKH:

              Sáng ngày 31/8/2023, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh về chủ đề: Đẩy mạnh Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã tham dự và chỉ đạo Hội thảo.

               Ban Chủ trì Hội thảo gồm có: Đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Đặng Luận, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị; đồng chí Nguyễn Thị Lan,Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum.

             Hội thảo đã nhận được sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương với gần 50 bài tham luận. Trong đó có 43 tham luận được chọn in trong Kỷ yếu Hội thảo tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: 1) Một số vấn đề lý luận về “nếp nghĩ”, “cách làm”, “thay đổi nếp nghĩ, cách làm”, “thoát nghèo bền vững”; 2) Bối cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai Cuộc vận động; 3) Công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên tuyền, vận động triển khai thực hiện Cuộc vận động; những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và những mô hình hay, cách làm tốt của các địa phương, các cơ quan, đơn vị; 4) Giải pháp đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả hơn Cuộc vận động trong thời gian tới; 5) Trao đổi một số kết quả, kinh nghiệm trong thực hiện Cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” của tỉnh Gia Lai.

               Hội thảo đã chỉ ra tình hình triển khai Cuộc vận động với những nét chính: Kon Tum có đặc thù là tỉnh miền núi, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54,93% dân số toàn tỉnh lại sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới với điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế-xã hội gặp rất nhiều khó khăn, bám sát những định hướng, chủ trương nêu trên, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chú trọng ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24-02-2021 về chủ trương triển khai Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững" (Cuộc vận động). Đây là chủ trương lớn, quan trọng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thực hiện Cuộc vận động là cần thiết, là khâu quan trọng để thực hiện giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cuộc vận động đã được các cấp, ngành, địa phương nhanh chóng quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện; có sự gắn kết với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động khác đã và đang triển khai ở địa phương.

              Sau hơn 02 năm triển khai, Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, đã có trên 12.300 hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm trên 50%) đã thay đổi nếp nghĩ, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình; nhiều thôn, làng đã triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và môi trường; nhiều hộ gia đình đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc nuôi, dạy con cháu, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa giá đình; trên 13.600 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo và cận nghèo thay đổi dần cách thức lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho tái sản xuất, trong đó trên 8.200 hộ đã thoát nghèo và cận nghèo; các cấp, ngành đã xây dựng được 565 mô hình để hỗ trợ 12.713 hộ dân phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững với tổng số vốn huy động trên 37 tỷ đồng.

               Tuy nhiên, việc triển khai thực thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế cần được nhìn nhận thẳng thắn, đó là: Việc triển khai thực hiện Cuộc vận động ở một số địa phương còn hình thức, chưa phát huy tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị; một số địa phương chưa chú trọng công tác xây dựng mô hình điểm; việc lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ thực hiện Cuộc vận động gặp nhiều khó khăn; một bộ phận đồng bào DTTS còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo... Để nâng cao hiệu quả cuộc vận động, các cấp cần làm tốt công tác khảo sát, đánh giá, nắm tình hình, phân loại từng đối tượng để có biện pháp vận động, hỗ trợ phù hợp; Cuộc vận động cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; thực hiện hỗ trợ sản xuất và chú trọng đến hỗ trợ sau đầu tư, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trong cộng đồng DTTS; huy động, lồng ghép các nguồn quỹ trong thực hiện; chọn chợ làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đề nghị tỉnh tiếp tục có các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy sản xuất cho người dân...

              Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Hội thảo tập trung thảo luận 05 vấn đề: 1/Làm rõ những vấn đề mang tính lý luận như: nếp nghĩ, nghèo đa chiều, thoát nghèo bền vững, cải tạo vườn tạp, lấy ngắn nuôi dài... gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương trong tỉnh; 2/ Phân tích làm rõ những nhân tố chủ quan, khách quan có tác động đến hiệu quả triển khai Cuộc vận động; những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Cuộc vận động ở từng địa phương, nhất là ở các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 3/ Làm rõ vai trò của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, những mô hình hay, hiệu quả, có khả năng nhân rộng tại cơ quan, địa phương mình; những kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo thực hiện Cuộc vận động của các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh; những kinh nghiệm vận động đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững của tỉnh bạn; 4/ Đề xuất giải pháp, kiến nghị, tư vấn chính sách cụ thể để đẩy mạnh, triển khai thực hiện có hiệu quả hơn Cuộc vận động trong thời gian tới; 5/ Trong quá trình thực hiện Cuộc vận động cần chú ý lấy bản sắc văn hóa của người DTTS, đặc biệt là văn hóa của 07 DTTS tại chỗ, để làm năng lực nội sinh, sức mạnh cộng đồng đẩy mạnh Cuộc vận động.

             Phát biểu tổng kết hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đánh giá cao các ý kiến tham luận; với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu đã làm rõ những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm triển khai Cuộc vận động. Đồng chí gợi ý các địa phương tiếp tục quan tâm triển khai trong đồng bào DTTS nghèo về phát triển nông nghiệp sạch (vận động bà con tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ), nghiên cứu phát triển diện tích trồng cây mắc ca, sa chi; các cấp, ngành, địa phương nghiên cứu, ban hành sổ tay kỹ thuật để hướng dẫn bà con... Đồng thời, đồng chí nhấn mạnh trong thực hiện Cuộc vận động cần thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu mỗi huyện cần xây dựng được một mô hình lồng ghép các nguồn vốn, báo cáo để Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, có chỉ đạo thống nhất; sau Hội thảo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh sẽ lựa chọn những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm có hiệu quả trên thực tế ở các địa phương để nhân rộng trong toàn tỉnh.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên  Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

    Tham gia tổng kết thực tiễn là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trường chính trị cấp tỉnh). Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, nêu rõ: “Trường chính trị cấp tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương”. Tổng kết thực tiễn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tư vấn cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoạch định chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    SUY NGHĨ TRÍ THỨC

    Đặng Thanh Long Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT tỉnh Kon Tum “Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt, Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên Có giang sơn, thì sĩ đã có tên, Từ Chu, Hán, vốn sĩ này là quý”
    SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

    SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

    ThS. Lê Thị Minh Phượng - GV Khoa Lý luận cơ sở Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) khẳng định: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…” là một trong những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng, chính trị. Đề cập đến nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng, văn kiện Đại hội XIII cũng nhấn mạnh cần phải: “nâng cao chất lượng tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” . Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả chất lượng giảng dạy các học phần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chương trình Trung cấp lý luận chính trị tại các trường chính trị tỉnh là nội dung cấp thiết. Điều đó xuất phát từ những lý do sau:
    Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay

    Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay

    Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay
    zalo
    Hotline