Bản Di chúc thời đại

Bản Di chúc thời đại

    Tác giả bài viết: Võ Thị Yến

    Nguồn tin: P. Trưởng phòng Đào tạo

    Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, cho hạnh phúc của nhân dân.

          Người đã được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, đó là: Đường Kách mệnh; “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)”; “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”; “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” và “Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

              Ngày 01-10-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số: 1426/QĐ-TTg công nhận Bảo vật Quốc gia cho các hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó “di chúc"  đã được công nhận đã cho thấy ý nghĩa và giá trị trường tồn của tác phẩm này. 49 năm đã trôi qua (02//9/1969-02//9/1918) nhưng những giá trị và ý nghĩa của tác phẩm đó vẫn mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam, tác phẩm là sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hi sinh vì nước vì dân; vạch ra những định hướng mang tính Cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi; là những lời căn dặn thiết tha; là sức mạnh thôi thúc toàn dân tộc hành động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

              "Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

             Đó là những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. 49 năm trước, ngày 2/9/1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, Bác Hồ đã ra đi để "gặp cụ Các Mác, cụ Lê nin". Đó là nỗi mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Vượt lên nỗi đau thương, toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu để giành độc lập hoàn toàn, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước như mong muốn của Người.

             1. Bản Di chúc mang tầm thời đại

               Hồ Chủ tịch đặt bút viết bản Di chúc ngày 10/5/1965, khi đó Người đã bước sang tuổi 75, ở tuổi "xưa nay hiếm", nói như nhà thơ Đỗ Phủ (đời Đường - Trung Quốc). Trong 3 năm sau đó, cứ từ ngày 10/5 đến 20/5, hàng ngày Người chọn giờ đẹp nhất (tức là 09 giờ sáng) để chỉnh sửa bản Di chúc - tài liệu đặc biệt bí mật, như cách Người gọi. Có lẽ, hiếm có ai trên thế giới cứ tháng sinh nhật lại đi viết Di chúc, lại chọn giờ minh mẫn nhất, ngay cách chọn giờ và tháng viết đó đã nói lên sự bình thản đón nhận quy luật: sinh, lão, bệnh tử, bình thản đến vĩ đại của Người.

            Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tới truyền thống đoàn kết của Đảng, về thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, về việc giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, về sự đoàn kết của Đảng với phong trào cộng sản thế giới. Người chú trọng vai trò của thế hệ trẻ, lớp người kế tục sự nghiệp của dân tộc và việc cần thiết bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Đối với nhân dân lao động, Người căn dặn "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".

              Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, tầm chiến lược to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc. "Tinh thần của Di chúc xuyên suốt 49 năm và còn đi theo chúng ta nhiều năm nữa. Đó là mục tiêu phấn đấu để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các nước khác trên thế giới này.

            2.  Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

               Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong Di chúc là kim chỉ nam để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực đạt nhiều thành tựu to lớn trong bảo vệ và xây dựng đất nước.

                Những năm qua, hưởng ứng việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, cả nước dấy lên phong trào học tập và đặc biệt là làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Người. Những việc làm đó góp sức làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

                Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta coi trọng đạo đức Hồ Chí Minh bởi vì trước hết Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương rất trong sáng về đạo đức. Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, đạo đức của dân tộc. Cho nên chúng tôi cho rằng chúng ta phải tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn và học tập quán triệt tư tưởng đạo đức của Bác, đặc biệt làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

              Mỗi di sản của Người nói chung, bản Di chúc nói riêng mà Người để lại đều chứa đựng những giá trị, ý nghĩa lớn lao và luôn tỏa sáng, soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.       

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đồng thời là một nhà chiến lược quân sự xuất sắc của dân tộc ta. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng quân sự của cha ông, tinh hoa quân sự cổ kim của nhiều nước trên thế giới, quan trọng nhất là tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác – Lê nin được Hồ Chí Minh chọn lọc, vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn đất nước và con người Việt Nam.
    Công tác thanh tra trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum - thực trạng và giải pháp

    Công tác thanh tra trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum - thực trạng và giải pháp

    Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Chính trị Tỉnh Kon Tum

    Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Chính trị Tỉnh Kon Tum

    Qua gần 20 năm thực hiện Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”, và đặc biệt sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
    Nhìn lại hoạt động ngoại thương của tỉnh Quảng Trị thời kỳ Chúa Nguyễn

    Nhìn lại hoạt động ngoại thương của tỉnh Quảng Trị thời kỳ Chúa Nguyễn

    Một đặc sắc trong chính sách của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, bên cạnh việc khai thác đất đai ở phía Nam là “mở cửa” các cửa biển tiếp xúc với các nước khác, Á cũng như Âu, giao thương buôn bán, thu dụng những tài năng, những phẩm vật, những gì mới lạ về kỹ thuật và khoa học.
    zalo
    Hotline