Lễ khai giảng Lớp Trung cấp lý luận chính trị K109, hệ không tập trung, khóa học 2025 - 2026

Lễ khai giảng Lớp Trung cấp lý luận chính trị K109, hệ không tập trung, khóa học 2025 - 2026

    Thực hiện Kế hoạch số 174-KT/TU, ngày 24-10-2024 về đào tạo lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ năm 2025. Ngày 05-5-2025, Trường Chính trị tỉnh Kon Tum khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị K109, khóa học 2025 – 2026.

    Tổng số học viên được Hội đồng tuyển sinh xét duyệt là 68 học viên; tại buổi khai giảng có 51 học viên tham dự. Đây là lớp học với hình thức học không tập trung, thời gian khóa học được thực hiện trong 12 tháng (thời gian thực học 06 tháng). Lớp học được đào tạo theo khung chương trình Trung cấp Lý luận chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành (kèm theo Quyết định số 292-QĐ/HVCTQG ngày 21-01-2021).

    Toàn cảnh buổi lễ khai giảng

    Lễ khai giảng có sự tham dự của Ban Giám hiệu là lãnh đạo các khoa, phòng và 51 học viên lớp. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đặng Luận, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng nhấn mạnh:  Thứ nhất, mục tiêu của lớp học là truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ… Theo đó, yêu cầu của khóa học Trung cấp lý luận chính trị đặt ra cần phải đạt được là: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số nội dung của quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và một số kiến thức liên quan cần thiết khác. Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác; thực hành các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý thực tiễn, hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

    Góp phần củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tạo động lực và khát vọng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và sáng tạo.

    Thứ hai, mỗi giảng viên phải chủ động nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng chất lượng; vận dụng sâu sát quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, lần thứ XIV của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh vào trong bài giảng; luôn đổi mới, sáng tạo, vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy vào bài giảng.

    Thứ ba, đối với học viên, cần xác định động cơ học tập đúng đắn, phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo, ý thức tự giác học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tăng cường nghiên cứu, tìm đọc thêm tài liệu để mở rộng phạm vi liên hệ với thực tiễn đặt ra, tích cực tham gia trao đổi, thảo luận trong giờ học. Thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo và các nội quy, quy định của Trường Chính trị tỉnh.

                              Tin, ảnh: Trần Thị Hương, CV phòng TC,HC&ĐT,KH

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    zalo
    Hotline